Chưa bao giờ ngành Dịch vụ, Nhà hàng – Khách sạn phát triển “thần kì” trên phạm vi toàn thế giới như những năm gần đây. Trong đó, nghề Bếp được xem là “chiếc chìa khóa vạn năng” giúp các bạn trẻ thăng tiến, thành công trong thời đại mới.

Tổng quan về nghề Bếp
Học nhanh, thu nhập ổn định, nhiều cơ hội việc làm… là những ưu điểm vượt bậc của nghề bếp.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, ẩm thực Việt Nam hứa hẹn một tương lai đầy tiềm năng cho những người học nghề bếp không những ở Việt Nam, mà cả trên toàn thế giới.
Các vị trí công việc trong lộ trình nghề bếp tăng dần theo năng lực và trách nhiệm, kinh nghiệm lần lượt là: Thực tập sinh -> Phụ bếp -> Trợ lý bếp -> Trưởng nhóm -> Đầu bếp -> Bếp phó -> Bếp trưởng -> Bếp trưởng Điều hành.
Để có nghề bếp, Bạn cần tham gia các khóa đào tạo nghề bếp ít nhất từ 3 – 6 tháng tại các Trung tâm đào tạo nghề chuyên nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, Bạn có đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành Đầu bếp làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, với mức thu nhập khởi đầu từ 4 – 5 triệu và khi đã có kinh nghiệm thì mỗi tháng thu nhập có thể từ 8 – 15 triệu đồng.

Đặc biệt, nghề Bếp là nghề có nhiều sự lựa chọn về môi trường làm việc, cũng như có thể làm chủ các mô hình quán ăn, nhà hàng.



Học nhanh, thu nhập ổn định, nhiều cơ hội việc làm… là những ưu điểm vượt bậc của nghề Bếp.
5 tố chất xác định Bạn có thích hợp với nghề Bếp
Giữa hàng ngàn ngành nghề hiện nay, có phải bạn đang phân vân có nên theo đuổi nghề bếp hay không? Những tố chất hay dấu hiệu nào để biết Bạn phù hợp với nghề?
Làm Đầu bếp là công việc lý tưởng để mở ra cơ hội việc làm có mức thu nhập hấp dẫn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mở quán, kinh doanh ẩm thực online, kết hợp với các mô hình thức uống thú vị khác nữa. Vì vậy, nếu bạn đang mong muốn theo đuổi nghề nghiệp này hãy xác định xem bản thân có thực sự phù hợp với nghề Bếp hay không nhằm có hướng đi đúng đắn trong thời gian tới.
Sau đây là những yếu tố giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp với ngành Bếp:
1. Nấu nướng là đam mê của bạn
Đã bao giờ bạn bị cuốn hút vào những món ăn thơm ngon, đầy màu sắc và ngắm nghía chúng không rời mắt? Với bạn, ăn uống không chỉ đơn thuần là cảm thấy hợp khẩu vị mà phải cảm nhận được hương vị đặc sắc, trang trí món ăn đẹp mắt nhất. Nếu câu trả lời là có, thì chắc chắn bạn đang có dấu hiệu đầu tiên phù hợp với nghề Đầu bếp.

Nấu nướng là niềm đam mê của bạn.
Bạn không ngại mày mò những công thức nấu ăn, tìm tòi những bí quyết để tạo nên những món ăn hấp dẫn, say mê làm thử những món ăn mà bạn bắt gặp ở đâu đó, hay trên các trang dạy nấu ăn được bạn theo dõi hằng ngày. Hoặc chỉ đơn giản là những ngày vào bếp cho gia đình, việc ghi lại những khoảnh khắc đó khiến bạn thích thú.
2. Bạn nhạy cảm với mùi vị
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một người làm bếp, đặc biệt là những Đầu bếp chuyên nghiệp. Trong ngành ẩm thực hiện nay, yêu cầu về một món ăn ngon ngày càng cao. Cho nên, với một Đầu bếp, Bạn cần biết rõ mình có năng khiếu về mùi vị, biết cách đánh giá hương vị món ăn. Có thể không cần quá xuất sắc như những Chuyên gia ẩm thực nổi tiếng, nhưng bạn cần biết cảm nhận hương thơm của món ăn khi đã đủ độ chín, độ thơm, độ mặn, ngọt, cay, chua…
3. Óc sáng tạo
Ẩm thực là lĩnh vực có kiến thức rất rộng. Bạn chỉ có thể chế biến món ăn ngon khi bản thân hiểu được tính chất, đặc trưng và công thức chế biến riêng cho mỗi món ăn của vùng miền, đất nước đó.

Sự sáng tạo cũng chính là tố chất giúp bạn chế biến món ăn ngon, hấp dẫn.
Mặt khác, một người Đầu bếp chuyên nghiệp luôn ý thức cao trong việc sáng tạo, bởi đây là yếu tố tạo nên tính chuyên nghiệp và sự khác biệt trong nghề. Món ăn sẽ mới lạ hơn, ngon hơn và hấp dẫn hơn cho người thưởng thức. Đặc biệt, nếu bạn đang có dự định mở quán kinh doanh riêng, chắc chắn tính sáng tạo sẽ giúp bạn “nảy nở” ra những ý tưởng kinh doanh mới lạ như: thay đổi thực đơn mới, tìm kiếm những hương vị, trang trí hay phong cách ăn uống mới lạ mang âm hưởng riêng của mình. Những sáng tạo đó sẽ là lợi thế giúp bạn tiến bộ và ngày càng hoàn thiện kỹ năng.
4. Bạn chăm chỉ, tỉ mỉ và cẩn thận
Dù làm bất kỳ công việc nào, bạn đều phải chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình làm việc. Bản thân công việc làm bếp khá bận bịu và áp lực cao, chỉ khi bạn thực sự đam mê cống hiến sức lực của mình, Bạn sẽ nhận được thành quả mà mình mong muốn. Thông thường, một Đầu bếp có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn như Bếp phó, Bếp trưởng sau 3-4 năm làm việc với mức thu nhập xứng đáng.

Sự tỉ mỉ, chăm chỉ cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công với nghề Bếp.
5. Bạn là người sạch sẽ và có ý thức cao về vấn đề an toàn thực phẩm
Làm việc trong ngành ẩm thực, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Mọi nguyên liệu, thao tác cần thực hiện đúng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn biết cách sắp xếp, lau dọn dụng cụ, nguyên liệu trước, trong và sau khi chế biến món ăn. Tố chất này giúp bạn thể hiện tinh thần trách nhiệm và tạo sự tin tưởng của mọi người, quan trọng hơn cả là đảm bảo món ăn luôn được chế biến trong môi trường an toàn và sạch sẽ nhất.

Người Đầu bếp luôn ý thức được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi niềm đam mê biến nụ cười trở nên rạng rỡ
Hầu hết người theo nghề Bếp đều có đam mê mãnh liệt với việc nấu nướng và mơ ước trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp. Hằng ngày, bạn vừa tự nấu ăn, chăm sóc gia đình nhỏ thân yêu vừa được theo đuổi ước mơ chính là niềm hạnh phúc đối với Bạn.
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm dành cho nhân sự ngành Bếp ngày càng gia tăng. Người được đào tạo bài bản hoặc kinh nghiệm dày dặn có thể đảm nhận cấp bậc cao trong khu Bếp nhà hàng, khách sạn 4 - 5 sao với thu nhập cao.

Niềm hạnh phúc của người Đầu bếp là tạo ra món ăn ngon phục vụ thực khách
Nghề Bếp cũng như bất kỳ ngành nghề khác, bên cạnh niềm vui trong công việc thì cũng tồn tại không ít khó khăn, thử thách. Nhưng nếu đó là đam mê, là ước mơ mà bạn hằng theo đuổi thì còn ngại gì mà không tiến lên? Con đường của Đầu bếp chuyên nghiệp luôn bắt đầu từ những bước chân chập chững và quả ngọt sẽ dành cho những ai không ngừng nỗ lực, kiên trì học hỏi để bước đi trên con đường này.




Học nấu món Việt tại Netspace.



Học nấu món Hoa...



Học món Âu...




Học món Chay.



Học món Nhật.




Học nấu món Thái.