Bánh mì Việt Nam rất nổi tiếng hơn 10 năm qua, được từ điển Oxford (Anh Quốc) ghi nhận chữ “bánh mì” là một danh từ riêng, bánh mì Việt Nam đã trở thành món ăn phổ biến trên thế giới, tạo cơ hội kinh doanh rất lớn cho Người Việt Nam.
Khi tình hình dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng toàn cầu, việc đi lại, học nghề trực tiếp tại Việt Nam trở nên khó khăn. Chị Tố Uyên vẫn tìm hiểu và quyết định học online bí quyết sản xuất bánh mì của Thầy Y với kế hoạch triển khai tiệm bánh mì Việt Nam tại Tây Đức .
Thầy Nguyễn Quốc Y là Chuyên gia ẩm thực nổi tiếng tại Việt Nam. Thầy đã nhiều năm nghiên cứu sản xuất, kinh doanh bánh mì và đã triển khai đào tạo cho hàng trăm Học viên tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Với mong muốn kinh doanh dây chuyền sản xuất bánh mì khép kín từ khâu làm bánh mì đến chế biến nhân, chị Tố Uyên đã đươc thầy Y hướng dẫn bí quyết làm bánh mì và nhân, sốt bánh mì trong nhiều ngày.
Những buổi học online với Thầy Y diễn ra như một buổi học trực tiếp. Các nguyên liệu đươc Thầy chọn lựa, chuẩn bị kỹ càng. Thông qua kết nối internet, chị Uyên đã được Thầy giảng dạy rất tỉ mỉ từ khâu sơ chế đến khâu đóng gói, bảo quản, bán hàng.
Trong buổi học đầu tiên, chị Uyên làm quen với bánh mì Việt Nam. Giảng viên đã chia sẻ chi tiết phương pháp làm bánh mì ngon, nhanh, tiết kiệm thời gian, mà vẫn giữ được độ giòn của vỏ.
Buổi tiếp theo, chị được Thầy Y hướng dẫn cách sản xuất pate, mayonaire và 4 loại sốt ăn kèm với bánh mì gồm sốt Thái, sốt Việt Nam, sốt Hồng Kong, sốt Singapore.
Pa tê và 4 loại sốt được đã Thầy hướng dẫn cách làm và cách bảo quản, mà vẫn giữ được hương vị thơm, ngon, đặc trưng của từng loại.
Các loại sốt, pate, mayonaire rất quan trọng, như chất kết dính giữa nhân và vỏ bánh, đồng thời tạo độ béo, thơm cho ổ bánh mì hoàn hảo.
Buổi học tiếp theo, Chị Tố Uyên được Thầy Y truyền dạy các món burger sử dụng trong bánh mì Việt Nam. Các loại burger : buger bò, heo, gà, hải sản khi cho vào ổ bánh mì Việt Nam cùng với pa tê, mayonaire, nước sốt, đồ chua và hành, ngò thật là ngon, hấp dẫn
Thầy Y đã hướng dẫn Chị cách lựa chọn nguyên liệu, cách xay thịt, xử lý thịt mềm và tạo màu sắc đẹp, bí quyết ướp hương vị thơm ngon. Ngoài ra, Thầy còn hướng dẫn Chị cách đóng gói, bảo quản burger để sử dụng cho nhiều ngày, cách áp chảo, nướng thịt bằng lò nướng điện theo hướng công nghiệp.
Tiếp theo là buổi học sản xuất jambon, Thầy Y đã hướng dẫn Chị cách chọn thịt, xay thịt, kỹ thuật dùng phụ gia tạo độ dai, tạo màu cho jambon, phương pháp đóng khuôn và hấp để jambon đạt độ chín tối ưu.
Sau nhiều ngày học online với Thầy Y, chị Uyên đã nắm bắt được tất cả bí các quyết và quy trình sản xuất bánh mì và các loại nhân bánh mì theo hướng công nghiệp.
Hiện nay, mọi thứ đã sẵn sàng và Chị sẽ sớm triển khai Tiệm bánh mì tại Tây Đức.
Chúng tôi chúc chị Tố Uyên kinh doanh Tiệm bánh mì thành công tại Đức, giúp thực khách được thưởng thức những ổ bánh mì ngon và đẳng cấp với những loại nhân độc đáo mang nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam trên toàn thế giới.